HÒA CÙNG NHỊP ĐẬP BIỂN ĐẢO
Phát huy những kết quả đạt được trong cuộc thi “Tìm hiểu biển đảo quê hương” năm 2011-2012, năm nay nhà trường lại tiếp tục tổ chức cuộc thi “Thuyết trình về biển đảo quê hương và tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy” với quy mô mở rộng hơn cho cả bốn khối chứ không còn là hai khối như năm vửa qua và nội dung phong phú, sát hơn với tình hình biển Đông đang nóng lên từng ngày. Cuộc thi được tổ chức vào các buổi chào cờ đầu tuần, mỗi tuần có bốn lớp dự thi. Với nội dung bốc thăm dự thi là “Hãy nêu những bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa của nước ta”, tập thể chi đội đã tích cực tìm hiểu thông tin trên mạng, qua báo, đài, tìm kiếm các hình ảnh liên quan để minh họa cho bài thuyết trình của mình. Sau hơn hai tuần chuẩn bị, vào ngày khai giảng năm học mới, sau lễ khai giảng chi đội đã tha gia dự thi với nội dung đã bốc thăm, chi đội đã hoàn thành bài dự thi thuyết trình của mình, dù không đạt được kết quả cao nhưng thông qua cuộc thi này mỗi đội viên trong chi đội có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức về biển đảo của quê hương, từ đó nhen lên trong mỗi cá nhân một tình yêu nước nồng nàn, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương thân yêu.

Bạn Khánh Huyền đại diện chi đội tham gia thuyết trình
Xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn bài dự thi thuyết trình của chi đội Nguyễn Việt Hồng:
Hoàng Sa là một trong hai hòn đảo lớn của nước ta, thuộc thành phố Đà Nẵng.Đây là hòn đảo có vị trí chiến lược trên rất nhiều lĩnh vực của nước ta và đặc biệt tại đâycó rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi Hoàng Sa trở thành một trong những quần đảo nằm trong kế hoạch xâm chiếm của Trung Quốc đối với nước ta. Như mọi người đã biết, hiện nay tình hình Biển Đông đang rất căng thẳng khi trong thời gian gần đây Trung Quốc đã có rất nhiều hành động thể hiện rõ dã tâm xâm
lược của mình như thành lập thành phố “Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa hay cho rất nhiều tàu cá tham gia đánh bắt và gây hấn trên vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và chắc chắn một điều rằng những hành động của một nước hiếu chiến như Trung Quốc sẽ không dừng lại tại đây, vì vậy việc dành lại chủ quyền cho đất nước là một việc hết sức quan trọng và không chỉ của riêng ai mà của tất cả người dân trên đất nước Việt Nam. Với chủ trương của nước ta là không muốn gây chiến, giải quyết mọi
vấn đề bằng hòa bình, vì một khi chiến tranh nổ ra thì dù có là nước ở trong thế chủ động hay bị động thì cuộc sống của nhân dân ta đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các nhà nghiên cứu lịch sử của nước ta đã rất tích cực trong việc thu thập những bằng chứng về chủ quyền đối với Biển Đông của Việt Nam. Để khi xảy ra tranh chấp, đây sẽ là những bằng chứng có giá trị rất lớn và có thể khiến cho Trung Quốc phải từ bỏ dã tâm xâm lược của mìnhvà bạn bè quốc tế phải khâm phục. Dù là một nước nhỏ nhưng Việt Nam không bao giờ khuất phục trước bất cứ ai, từ xưa đã vậy và giờ ý chí đó sẽ càng lớn mạnh hơn nữa và lòng yêu nước ấy sẽ được thể hiện một cách khôn khéo để tỏ rõ sự thông minh của con người Việt Nam. Sau rất nhiều thời gian nghiêm cứu và sưu tầm, chúng ta đã có trong tay khá nhiều bằng chứng đáng kể.
Đầu tiên, là bài viết gửi VnExpress của thạc sĩ sử học Trần Văn Quyến, đại học Phú Xuân (Huế), chuyên nghiên cứu về Biển Đông đã khẳng định, sử liệu của Trung Quốc thế kỷ 17 đã minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Trong bài viết của mình, thạc sĩ đã đề cập đến cuốn sách Hải ngoại kỉ sự trong tứ khố toàn thư của hòa thượng Thích Đại Sán. Nội dung của cuốn sách đề cập đến phong thổ, nhân vật và tập tục, việc nhà sư được người dân Quảng Nam đón tiếp nồng nhiệt, nội dung các buổi trò chuyện, thư từ trao đổi, việc trụ trì các ngày lễ Phật Giáo ở Đàng Trong. Ngoài ra còn có những ghi chép về sinh hoạt của Hoa Kiều và 110 bài thơ tức cảnh của nhà sư.Đọc những dòng ghi chép của Thích Đại Sán chúng ta thấy tương đồng với những sử liệu đương thời của Việt Nam. Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn ghi: "Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh sung vào. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng hai ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo. Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ được những đồ hóa vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong, đồ chiên giạ, đồ sứ". Trước khi Hải ngoại kỷ sự ra đời 11 năm thì trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư (1687) của Đỗ Bá đã cho biết: "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn". Nam Hà tiệp lục của Lê Đản biên soạn đầu triều Nguyễn (1811) cũng có bài viết với nội dung tương tự về Bãi Cát Vàng. Vạn lý trường sa, Bãi cát vàng, Hoàng Sa chử… trong các tài liệu nêu trên đều là những cụm từ nhằm chỉ quần đảo Hoàng Sa ngày nay. Sự tương đồng về những ghi chép giữa hai nguồn sử liệu của Việt Nam và của Trung Quốc cũng như những tài liệu của phương Tây đương thời cho thấy những hiểu biết về Hoàng Sa là phổ biến đối với những người đi lại trên khu vực này. Đồng thời đó cũng là cứ liệu lịch sử xác thực ngay từ rất sớm, ít nhất là cuối thế kỷ 17 Việt Nam đã có các hoạt động khai thác kinh tế, kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình đầu cũng đã cung cấp cho nước ta thêm một chứng cứ nữa đó là Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613.Ngoài một số bản đồ Trung Quốc do người bản xứ và giáo sĩ nước ngoài vẽ và ghi chú, bộ sưu tập của ông còn có cả những bản đồ của ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là những bản đồ của Tây Phương công nhận oàng Sa, Trường Sa của VN từ năm 1525 cho đến nay.
Gần đây lại có thêm một nguồn tư liệu mới, có độ chính xác cao và rất có giá trị giúp nước ta có thêm bằng chứng về chủ quyền Biển Đông của mình đó chính là tấm bản đồ được vẽ năm 1904, do chính người Trung Quốc vẽ. Sáng ngày 25/7, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam) đã trao tặng bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất
bản năm Giáp Thìn (1904). “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904, được in màu, bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Đây là tấm bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bản đồ này được tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Tiến sĩ Hồng cho biết, tấm bản đồ ông có được là mua lại từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên), trong thời gian làm quản lý một kho sách Hán Nôm (năm 1977-
1978). Biết chữ Hán, nên sau khi có được tấm bản đồ, ông Hồng đã dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ. Cụ thể, ông Hồng cho biết, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện. Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Cụ thể trên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và qua đó cũng chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Theo ông Hồng, tấm bản đồ này là một tư liệu tốt để học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo, đồng thời nó cung cấp thông tin cho việc phản biện trên bàn quốc tế vì là bằng chứng chứng minh đất đai của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Tiến sỹ Mai Ngọc Hồng cho rằng, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Ông hiến tặng tài liệu quý này cũng vì mục đích chung đó. Do vậy, ông đã tự nguyện tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia mà không đòi hỏi một điều gì.
Và hiện nay, tại bảo tàng Hoàng Sa trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn lưu giữ rất nhiều những tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa của nước ta.
Có thể kể đến một số tư liệu tiêu biểu như:
Không chỉ có người Việt khẳng định chủ quyền của mình mà cả người Trung Quốc cũng phải công nhận điều đó trên giấy tờ. Những chứng cứ này sẽ khiến cho những người Trung Quốc có tự trọng sẽ không còn phồng mồm, ngoác miệng nói rằng, Trường Sa, Hoàng Sa là của họ. Cách đây 65 năm, thời kì mà Hoàng Sa bị Nhật và Pháp tranh chấp, những người dân yêu nước Việt Nam dù không có những bằng chứng xác đáng như bây giờ nhưng họ vẫn góp tiếng nói của mình để đòi lại chủ quyền của đất nước mình. Đặc biệt là những trang viết của cụ Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng Dân về chủ quyền Hoàng Sa của nước ta do cụ làm chủ bút. Trong đó Cụ luôn chú ý đến các luận cứ khoa học để chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của đất nước ta. Ngày nay, khi tình hình Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng thì tinh thần yêu nước cần phải được phát huy một cách tốt nhất. Hằng ngày, khi chúng ta được sống trong hòa bình thì ngoài hải đào xa xôi, những chiến sĩ của ta luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ những âm mưu xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của
Việt Nam. Xin mượn bài thơ “Nỗi niềm Hoàng Sa” của nhà thơ Linh Đàn, để nói lên phần nào tâm trạng của những người chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi, những người trực tiếp đối mặt với âm mưu xâm lược.
Tự thuở khai nguyên mãi tới giờ
Dấu chân phá thạch chẳng phai mờ
Biết bao thế hệ vì sông núi
Đổi mấy máu xương giữ cõi bờ
Hồn nước thấm sâu vào huyết quản
Lòng dân mang nặng cả tâm tư
Hoàng Sa nỡ để cho thay chủ
Nỗi nhục niềm đau kể mấy vừa
Thật vậy, không có nỗi nhục nào lớn bằng nỗi nhục mất nước, mất đi đất nước mà cha ông ta phải trải qua hàng ngàn năm, đổ không biết bao xương máu mới gây dựng được như ngày hôm nay. Dù phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng các chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi kia không hề nản lòng mà còn quyết tâm giữ nước thì không có bất cứ lý do gì mà chúng ta chấp nhận buông xuôi tất cả. Hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm mà mỗi một người dân Việt Nam cần phải tỏ rõ lòng yêu nước nồng nàn và
tình đoàn kết của chính mình, góp sức mình để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Chỉ bằng những hành động nhỏ như việc em đang làm là tìm hiểu về chủ quyền của đất nước hay tuyên truyền, khơi dậy trong các bạn lòng yêu nước cũng sẽ giúp sức mạnh dân tộc ngày càng lớn mạnh và đây sẽ trở thành vũ khí lợi hại nhất để chống lại những kẻ có mưu đồ xâm lược Việt Nam. Và một lần nữa em xin khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam không gì có thể thay đổi được chân lí này”. Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn. Xin kính chúc mọi người có một tuần học tập và làm việc thành công, chúc hội thi của chúng ta thành công
tốt đẹp. Em xin trân trọng kính chào.