Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bài thi thuyết trình hướng nghiệp

NGHỀ DỰ BÁO THỜI TIẾT

Henry David Thoreau đã nói “Những ước mơ là tiêu chuẩn đánh giá tính cách của con người”. Mơ ước không chỉ dành riêng cho con trẻ như mọi người vẫn thường nghĩa. Nó cũng hoàn toàn không phải là những điều mơ mộng viễn vông cần phải dẹp bỏ khỏi tâm trí của chúng ta. Ước mơ có giá trị hơn thế rất nhiều. Nếu chúng ta không biết ước mơ, cuộc sống trở nên nhạt nhẽo và vô cùng buồn tẻ. Hãy nâng cao giá trị cuộc sống với những ước mơ. Ước mơ luôn khuyến khích, dộng viên chúng ta bằng niềm hy vọng, phấn đấu cho những điều tốt đẹp. Vì vậy đừng để ai lấy cắp giấc mơ của bạn. Hãy hành động theo trái tim của bạn, điều đó chẳng có gì là sai.

Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính đang là những vấn đề nóng của xã hội. Hậu quả của biến đổi khí hậu là hiện nay có rất nhiều thiên tai xảy ra ở khắp nơi với phạm vi và mức độ ngày càng tăng lên. Do đó, việc dự báo thời tiết là rất cần thiết, đây được xem như là liều thuốc phòng bệnh hữu hiệu nhất để con người có thể phòng chống những hiểm họa của thiên nhiên và có cách giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
Để trở thành một người làm trong nghề dự báo thời tiết, đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về khí tượng học, đây được xem là gốc rễ của dự báo thời tiết. Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm chủ yếu để theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc vào các tham số của khí quyển Trái đất. Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian và không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu.
Trải qua nhiều thế kỉ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và dần hình thành trong loài người về khái niệm dự báo thời tiết và đã cho ra đời rất nhiều phương pháp dự báo thời tiết, cụ thể như sau:
  • Phương pháp quán tính
Phương pháp này giả thiết điều kiện thời tiết sẽ không thay đổi: "Ngày mai như ngày hôm nay". Phương pháp này chỉ đúng cho hạn dự báo ngắn.
  • Phương pháp xu thế
Phương pháp này xác đinh hướng và tốc độ của các front, các trung tâm áp caoáp thấp và các vùng mây và giáng thủy.
  • Phương pháp khí hậu
Phương pháp này sử dụng số liệu thời tiết lịch sử, được lấy trung bình trong một khoảng thời gian dài (hàn năm) để dự báo điều kiện thời tiết ở một ngày cụ thể.
  • Phương pháp tương tự
Là một phương phức hợp để tìm các điều kiện thời tiết "tương tự" với số liệu lịch sử.
  • Phương pháp dự báo số
Phương pháp dự báo số sử dụng các máy tính để xây dựng mô hình máy tính của khí quyển. Đây là phương pháp thành công nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Nói trên lý thuyết là như thế nhưng để có được kiến thức chuyên sâu về ngành khí tượng học cũng như dự báo thời tiết và kĩ năng thực tiễn để thành công trong nghề thì chúng ta cần phải được đào tạo bài bản trong những ngôi trường có chuyên môn về kinh nghiệm này. Để đáp ứng được nhu cầu trên, xin được giới thiệu một số trường đại học chuyên về lĩnh vực này: Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội), ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Thủy Lợi,… Đây là một số ít trường ở nước ta đào tạo về ngành này nên điểm thi tuyển sinh vào trường khá là thấp, điểm chuẩn năm 2010 của ngành Thủy văn học trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH quốc gia Hà Nội) là 17 điểm, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) khối A là 14,5 điểm; khối B là 15 điểm và ĐH Thủy lợi là 15 điểm. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường này đều được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng, có định hướng chuyên ngành, chú trọng cung cấp kiến thức tin học cần thiết để sinh viên có khả năng tư duy và kỹ năng thực hành khoa học, chính xác và tiếp cận với các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương. Sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành thủy văn, có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và sở khoa học và công nghệ các tỉnh trong cả nước; hoặc làm việc tại các trạm thuỷ văn, trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh thành phố, các đài khí tượng thủy văn khu vực. Ngoài ra, có thể làm ở ban phòng chống lụt bão các tỉnh thành, cơ quan khác như sở nông nghiệp phát triển nông thôn, công ty tư vấn thiết kế điện 1, 2, 3 hoặc các nhà máy thủy điện…
Sinh viên có thể tìm việc làm tại các viện nghiên cứu của Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia; các viện, trung tâm nghiên cứu và các đài, trạm của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Tổng cục Dầu khí …
Cả nước có 200 trăm trạm khí tượng thủy văn ở các tỉnh thành đã và sắp hoàn thành. Đồng thời, các sân bay cũng mở thêm những đài quan trắc (trạm đo đạc theo dõi không khí, nhiệt độ, hướng gió…). Vì thế, cơ hội việc làm ngành này luôn rộng mở cho tất cả các sinh viên.
Với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi như vậy, tại sao chúng ta không thử cố gắng để trở thành một thành viên trong đội ngũ cán bộ khí tượng của cả nước. Là một học sinh lớp chín, chúng ta đã bắt đầu định hướng cho những dự định tương lại của chính mình, vì thế nếu muốn làm trong ngành này, từ bây giờ chúng ta nên tập trung hết sức vào các môn học ở khối A hoặc B như toán, vật lý, hóa học, sinh học. Bên cạnh đó, còn phải học thật giỏi môn địa lý, với đặc thù của nghề là liên quan đến thời tiết của cả nước nên chúng ta cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm khí hậu của từng khí hậu phụ thuộc vào địa hình, vị trí của từng vùng, miền ra sao. Nói thì đơn giản thế đấy nhưng để thực hiện được ước mơ của mình thì cả một chặng đường dài đang chờ chúng ta ở phía trước, cụ thể là ba năm học cấp 3 và kì thi quan trọng nhất đó chính là thi đại học. Vì điểm chuẩn của các trường đại học trong ngành này lấy rất thấp nên nếu muốn thì vào cũng không có nhiều trở ngại. Trong những năm học cấp ba, nếu bạn nào muốn có được những kiến thức nâng cao để làm nền tảng vững chắc hơn cho sau này có thể đăng kí thi vào các trường phổ thông trung học chuyên trên địa bàn thành phố như Trường PTTH chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng hạn. Còn đối với những bạn không có khả năng thi vào các trường chuyên như vậy, có thể thi vào các trường khác như Trần Cao Vân, Lê Quý Đôn hay Phan Bội Châu cũng đều có cơ hội đậu cao vào các trường đại học nêu trên và thực hiện ước mơ được làm dự báo thời tiết của chính bản thân mình. Không chỉ dừng lại ở trong nước, nếu bạn muốn đi du học  thì cơ hội phía trước luôn rộng mở cho bạn, cũng giống những ngành khác thì dự báo thời tiết cũng có các trường đại học danh tiếng đào tạo chuyên môn cao về ngành này, đó là Trường Đại học khí tượng thủy văn quốc gia Nga, một địa điểm đáng tin cậy và được nhiều người lựa chọn. Với hơn 80 năm từ ngày thành lập, trường đã xây dựng cơ sở đào tạo chất lượng cao với nội dung giảng dạy phong phú và rộng lớn. Đã có hơn 20.000 chuyên viên tốt nghiệp, trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sỹ hiện là người đứng đầu các ngành khí tượng, thủy văn và đại dương học.


sở chính của trường (Малоохтинский проспект, дом 98)
Vì là một ngành mới phát triển tại Việt Nam nên còn rất nhiều thách thức, nhưng với đức tính cần cù, sáng tạo, không ngừng học hỏi của con người Việt Nam thì chúng ta có thể tin rằng ngành khí tượng thủy văn nói chung và nghề dự báo thời tiết nói riêng sẽ có những bước phát triển vược bậc trong tương lai không xa. Mà lực lượng nòng cốt để xây dựng ngành chính là những thế hệ trẻ chúng ta, do vậy hãy góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng ngành khí tượng của nước ta vững chắc hơn, có thể sánh vai cùng các cường quốc khác trên thế giới. Nếu làm được như vậy thì không gì có thể hạnh phúc hơn nữa vì chúng ta có thể đóng góp sức mình để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn, xứng đáng với những kì vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét