Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bài thi thuyết trình hướng nghiệp

NGHỀ DỰ BÁO THỜI TIẾT

Henry David Thoreau đã nói “Những ước mơ là tiêu chuẩn đánh giá tính cách của con người”. Mơ ước không chỉ dành riêng cho con trẻ như mọi người vẫn thường nghĩa. Nó cũng hoàn toàn không phải là những điều mơ mộng viễn vông cần phải dẹp bỏ khỏi tâm trí của chúng ta. Ước mơ có giá trị hơn thế rất nhiều. Nếu chúng ta không biết ước mơ, cuộc sống trở nên nhạt nhẽo và vô cùng buồn tẻ. Hãy nâng cao giá trị cuộc sống với những ước mơ. Ước mơ luôn khuyến khích, dộng viên chúng ta bằng niềm hy vọng, phấn đấu cho những điều tốt đẹp. Vì vậy đừng để ai lấy cắp giấc mơ của bạn. Hãy hành động theo trái tim của bạn, điều đó chẳng có gì là sai.

Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính đang là những vấn đề nóng của xã hội. Hậu quả của biến đổi khí hậu là hiện nay có rất nhiều thiên tai xảy ra ở khắp nơi với phạm vi và mức độ ngày càng tăng lên. Do đó, việc dự báo thời tiết là rất cần thiết, đây được xem như là liều thuốc phòng bệnh hữu hiệu nhất để con người có thể phòng chống những hiểm họa của thiên nhiên và có cách giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
Để trở thành một người làm trong nghề dự báo thời tiết, đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về khí tượng học, đây được xem là gốc rễ của dự báo thời tiết. Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm chủ yếu để theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc vào các tham số của khí quyển Trái đất. Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian và không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu.
Trải qua nhiều thế kỉ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và dần hình thành trong loài người về khái niệm dự báo thời tiết và đã cho ra đời rất nhiều phương pháp dự báo thời tiết, cụ thể như sau:
  • Phương pháp quán tính
Phương pháp này giả thiết điều kiện thời tiết sẽ không thay đổi: "Ngày mai như ngày hôm nay". Phương pháp này chỉ đúng cho hạn dự báo ngắn.
  • Phương pháp xu thế
Phương pháp này xác đinh hướng và tốc độ của các front, các trung tâm áp caoáp thấp và các vùng mây và giáng thủy.
  • Phương pháp khí hậu
Phương pháp này sử dụng số liệu thời tiết lịch sử, được lấy trung bình trong một khoảng thời gian dài (hàn năm) để dự báo điều kiện thời tiết ở một ngày cụ thể.
  • Phương pháp tương tự
Là một phương phức hợp để tìm các điều kiện thời tiết "tương tự" với số liệu lịch sử.
  • Phương pháp dự báo số
Phương pháp dự báo số sử dụng các máy tính để xây dựng mô hình máy tính của khí quyển. Đây là phương pháp thành công nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Nói trên lý thuyết là như thế nhưng để có được kiến thức chuyên sâu về ngành khí tượng học cũng như dự báo thời tiết và kĩ năng thực tiễn để thành công trong nghề thì chúng ta cần phải được đào tạo bài bản trong những ngôi trường có chuyên môn về kinh nghiệm này. Để đáp ứng được nhu cầu trên, xin được giới thiệu một số trường đại học chuyên về lĩnh vực này: Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội), ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Thủy Lợi,… Đây là một số ít trường ở nước ta đào tạo về ngành này nên điểm thi tuyển sinh vào trường khá là thấp, điểm chuẩn năm 2010 của ngành Thủy văn học trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH quốc gia Hà Nội) là 17 điểm, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) khối A là 14,5 điểm; khối B là 15 điểm và ĐH Thủy lợi là 15 điểm. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường này đều được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng, có định hướng chuyên ngành, chú trọng cung cấp kiến thức tin học cần thiết để sinh viên có khả năng tư duy và kỹ năng thực hành khoa học, chính xác và tiếp cận với các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương. Sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành thủy văn, có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và sở khoa học và công nghệ các tỉnh trong cả nước; hoặc làm việc tại các trạm thuỷ văn, trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh thành phố, các đài khí tượng thủy văn khu vực. Ngoài ra, có thể làm ở ban phòng chống lụt bão các tỉnh thành, cơ quan khác như sở nông nghiệp phát triển nông thôn, công ty tư vấn thiết kế điện 1, 2, 3 hoặc các nhà máy thủy điện…
Sinh viên có thể tìm việc làm tại các viện nghiên cứu của Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia; các viện, trung tâm nghiên cứu và các đài, trạm của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Tổng cục Dầu khí …
Cả nước có 200 trăm trạm khí tượng thủy văn ở các tỉnh thành đã và sắp hoàn thành. Đồng thời, các sân bay cũng mở thêm những đài quan trắc (trạm đo đạc theo dõi không khí, nhiệt độ, hướng gió…). Vì thế, cơ hội việc làm ngành này luôn rộng mở cho tất cả các sinh viên.
Với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi như vậy, tại sao chúng ta không thử cố gắng để trở thành một thành viên trong đội ngũ cán bộ khí tượng của cả nước. Là một học sinh lớp chín, chúng ta đã bắt đầu định hướng cho những dự định tương lại của chính mình, vì thế nếu muốn làm trong ngành này, từ bây giờ chúng ta nên tập trung hết sức vào các môn học ở khối A hoặc B như toán, vật lý, hóa học, sinh học. Bên cạnh đó, còn phải học thật giỏi môn địa lý, với đặc thù của nghề là liên quan đến thời tiết của cả nước nên chúng ta cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm khí hậu của từng khí hậu phụ thuộc vào địa hình, vị trí của từng vùng, miền ra sao. Nói thì đơn giản thế đấy nhưng để thực hiện được ước mơ của mình thì cả một chặng đường dài đang chờ chúng ta ở phía trước, cụ thể là ba năm học cấp 3 và kì thi quan trọng nhất đó chính là thi đại học. Vì điểm chuẩn của các trường đại học trong ngành này lấy rất thấp nên nếu muốn thì vào cũng không có nhiều trở ngại. Trong những năm học cấp ba, nếu bạn nào muốn có được những kiến thức nâng cao để làm nền tảng vững chắc hơn cho sau này có thể đăng kí thi vào các trường phổ thông trung học chuyên trên địa bàn thành phố như Trường PTTH chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng hạn. Còn đối với những bạn không có khả năng thi vào các trường chuyên như vậy, có thể thi vào các trường khác như Trần Cao Vân, Lê Quý Đôn hay Phan Bội Châu cũng đều có cơ hội đậu cao vào các trường đại học nêu trên và thực hiện ước mơ được làm dự báo thời tiết của chính bản thân mình. Không chỉ dừng lại ở trong nước, nếu bạn muốn đi du học  thì cơ hội phía trước luôn rộng mở cho bạn, cũng giống những ngành khác thì dự báo thời tiết cũng có các trường đại học danh tiếng đào tạo chuyên môn cao về ngành này, đó là Trường Đại học khí tượng thủy văn quốc gia Nga, một địa điểm đáng tin cậy và được nhiều người lựa chọn. Với hơn 80 năm từ ngày thành lập, trường đã xây dựng cơ sở đào tạo chất lượng cao với nội dung giảng dạy phong phú và rộng lớn. Đã có hơn 20.000 chuyên viên tốt nghiệp, trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sỹ hiện là người đứng đầu các ngành khí tượng, thủy văn và đại dương học.


sở chính của trường (Малоохтинский проспект, дом 98)
Vì là một ngành mới phát triển tại Việt Nam nên còn rất nhiều thách thức, nhưng với đức tính cần cù, sáng tạo, không ngừng học hỏi của con người Việt Nam thì chúng ta có thể tin rằng ngành khí tượng thủy văn nói chung và nghề dự báo thời tiết nói riêng sẽ có những bước phát triển vược bậc trong tương lai không xa. Mà lực lượng nòng cốt để xây dựng ngành chính là những thế hệ trẻ chúng ta, do vậy hãy góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng ngành khí tượng của nước ta vững chắc hơn, có thể sánh vai cùng các cường quốc khác trên thế giới. Nếu làm được như vậy thì không gì có thể hạnh phúc hơn nữa vì chúng ta có thể đóng góp sức mình để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn, xứng đáng với những kì vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè.


Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ


Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Cơ-rúp-xcai-a (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.

Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.

Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội nghị thế giới về phụ nữ:

Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mêhicô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Côpenhagơ (Ðan Mạch) năm 1980.
Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được thông qua.
Hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.

Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc đứng ra tổ chức là những sự kiện Quốc tế to lớn đối với đời sống chính trị của toàn thế giới đặc biệt đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một vấn đề toàn cầu.

Mục đích của Hội nghị Bắc Kinh là nhằm kiểm lại việc thực hiện "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được đề ra tại hội nghị Narôbi và công ước liên hiệp quốc "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (Công ước CEDAW) đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".

"Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000" là hai văn kiện quan trọng nhất của hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; Mặt khác khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng-Phát triển-Hòa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Thực hiện cam kết đó, ngày 4 tháng 10 năm 1997, chính phủ nước ta đã có quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thực hiện mục tiêu "Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình" của hội nghị Bắc Kinh.

Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.

Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Hòa cùng Nguyên Tiêu và ngày thơ Việt Nam

Trong không khí của ngày tết Nguyên Tiêu, ngày Rằm đầu tiên trong năm với những ý nghĩa hết sức đặc biệt, bên cạnh đó là Ngày thơ Việt Nam, trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng chúng em đã tổ chức Ngày Hội Nguyên Tiêu với những cuộc thi rất sôi nổi như viết thư pháp, vẽ tranh và làm thơ.
Hòa với không khí háo hức của cả nước nói chung và của trường nói riêng, tập thể chi đội Nguyễn Việt Hồng chúng em đã tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức với tinh thần vui là chính.
Các bạn đang tham gia thi làm thơ

Bạn Nguyên Khang đang tập trung viết thư pháp
Sau gần một tiếng tổ chức, các cuộc thi đã khép lại thành công rực rỡ và ai cũng đang háo hức chờ đợi kết quả từ ban giám khảo


Ngày thơ Việt Nam

Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm theo quyết định của Hội nhà văn Việt Nam, dưới sự đồng ý và chỉ đạo của Ban tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam. Lần đầu tiên, Ngày Thơ Việt Nam vào năm Quý Mùi (tức năm 2003) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Trên thế giới, hầu như nước nào cũng có thơ và nhiều nước có sử thi lâu đời, có nhiều nhà thơ nổi tiếng như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh... Song có lẽ trong lịch sử nhân loại chưa có một dân tộc nào yêu thơ và thơ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu như thơ ở VN! Ý nghĩa của Ngày Thơ VN là thể hiện sự độc đáo đó trong văn hóa VN.
Ngàn xưa, từ thế kỷ XI đến XX, trong khoa cử Nho giáo, các kỳ thi Hương, thi Hội đều có đề bài về thơ và sáng tác thơ, từ đó đào tạo biết bao thi nhân nổi tiếng cho nước nhà như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu... Hiện nay, học sinh tù tiểu học lên đến trung học, đại học, cấp lớp nào cũng học thơ. Chưa có một nước nào trên thế giới mọi người được học thơ nhiều như thế!
Và, một độc đáo của thơ VN lại chính là có được một thể thơ lục bát. Độc đáo ở chỗ nó dễ làm, sống từ rất lâu trong dân gian, chẳng cần phải thi nhân vẫn hoàn toàn có thể làm một vài câu bất hủ lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Kho tàng ca dao tục ngữ VN đang lưu trữ hàng trăm ngàn câu thơ lục bát tuyệt vời và độc đáo như thế. Lục bát còn đặc biệt ở chỗ có thể viết thơ thành trường thi dài bất tận. Có người viết hàng ngàn câu như Nguyễn Du, có người tham vọng dịch Kinh sách Phật Giáo ra thể lục bát...
Thơ lục bát lại được dùng để hát theo hàng ngàn làn điệu dân ca khắp ba miền trung nam bắc từ ru, vè, hò, lý... đến tuồng, chèo, ca trù, chầu văn... Và như thế, tại VN thơ gắn liền với ca hát, gọi rằng "thi ca" là thế.
Trong lao động, thơ VN kết tinh thành nhiều tác phẩm văn học dân gian tuyệt tác. Những bài hát ví phường vải, ví phường cấy, hò tát nước, hò kéo gỗ, hò chèo thuyền, hò kéo lưới... là chứng tỏ thơ đã thấm vào máu thịt của người lao động vậy.
Trong chiến đấu, thơ VN lại cũng đóng vai trò rất lớn: từ bài thơ "thần" của Lý Thường Kiệt đến những bài thơ yêu nước của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, rồi thơ động viên tinh thần chiến đấu của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thụ... Độc đáo đến mức có những chiến sĩ ra trước pháp trường vẫn thản nhiên đọc thơ như Cao Bá Quát, Mai Xuân Thưởng. Dùng thơ để tỏ khí tiết, chắc chỉ có dân VN thành thạo từ xưa.
Thơ làm cho tâm hồn con người ta bay bổng thanh cao, hướng thượng. Thơ còn là thú chơi tao nhã của người VN.

Tết Nguyên Tiêu



“Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung. Tết Nguyên tiêu - đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu sáng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo.
Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới. Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Nguyên tiêu nghĩa là đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm, tức rằm tháng giêng. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa xuân.
Tùy thuộc vào văn hóa tín ngưỡng của mỗi vùng miền, ngày rằm tháng Giêng trong dân gian khác nhau nhưng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc. Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
 
Đi lễ chùa đầu năm, một nét đẹp văn hóa tâm linh.
So với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng giêng không quan trọng bằng. Tuy nhiên, về phương diện tự lợi trong cuộc sống mưu sinh thì rất quan trọng. Vì rằm tháng Giêng đã trở thành ngày hội cầu an cho bản thân của mỗi người. Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”.
Tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.
Lễ ngày rằm tháng Giêng, cầu sức khỏe, bình an, tài lộc trở thành một trong những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi. Bởi cuộc sống có nhiều sự cạnh tranh khiến con người càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, vì vậy rằm tháng Giêng đa số mọi người thường đi lễ chùa và giải hạn nhằm cầu mong sự phù hộ để có một năm an lành và làm ăn phát đạt. Mong rằng phong tục truyền thống tốt đẹp này sẽ được gìn giữ, tránh việc lấy ngày này để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, “buôn thần bán thánh”, gây ra những hậu họa cho xã hội.
Y.M

Lễ chào cờ đầu năm Quý Tỵ

Sau gần nửa tháng nghỉ tết Nguyên Đán, học sinh cả nước lại nô nức cắp sách đến trường, và chúng em cũng không phải là ngoại lệ. Trong tiết trời rất đẹp của những ngày đầu xuân năm mới, chúng em trở lại trường với rất nhiều niềm vui, được gặp lại bạn bè thầy cô và mang trong mình những niềm hy vọng vào một năm mới sẽ gặt hái được thành công.

Thầy Nguyễn Tấn Sỹ phát biểu đầu năm

Và trong buổi lễ chào cờ đầu năm Quý Tỵ, chúng em cũng đã được đón đoàn thực tập sư phạm của Trường Đại học sư phạm Quảng Nam về thực tập tại trường.

Thầy Võ Tấn Đông đại diện ban giám hiệu nhà trường dọc quyết định của sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam về việc tổ chức cho sinh viên trường đại học Quảng Nam thực tập trên địa bàn tỉnh

Buổi lễ đã diễn ra trong không khí ấm cũng, thân thiện và gần gũi giữa thầy và trò. Bên cạnh đó, đội văn nghệ của nhà trường đã có những tiết mục văn nghệ góp vui làm không khí càng trở nên sôi nổi. Buổi lễ khép lại với những hy vọng một năm mới thành công hơn nữa.
Tiết mục văn nghệ của các bạn trong đội văn nghệ

Tết Nguyên Đán


Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc.Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng...
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.
Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao Huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.
Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…
Trước và sau Tết Nguyên Đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy theo từng địa phương. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số phong tục chính:
Lễ ông Công ông Táo
Ông Công ở đây là Thổ Công, là vị thần cai quản đất đai, giới tính được xác định là nam. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy ra trong dân gian trong năm vừa qua.
Lễ Tất niên
Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30, nhà người Việt nào cũng chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm .
Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hòa hơn.
Lễ Giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến.
Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...
Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.ết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc.Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.
Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao Huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.
Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…
Trước và sau Tết Nguyên Đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy theo từng địa phương. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số phong tục chính:
Lễ ông Công ông Táo
Ông Công ở đây là Thổ Công, là vị thần cai quản đất đai, giới tính được xác định là nam. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy ra trong dân gian trong năm vừa qua.
Lễ Tất niên
Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30, nhà người Việt nào cũng chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm .
Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hòa hơn.
Lễ Giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến.
Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...
Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Ngày hội đáng nhớ


          Công nghệ thông tin đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người hiện nay. Nhờ có công nghệ thông tin mà chỉ cần một cái click chuột đơn giản chúng ta có thể kết nối với cả thế giới, tự học hoặc tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, mỗi vấn đề bên cạnh những ưu điểm đều tồn tại những khuyết điểm của riêng nó, ích lợi của công nghệ thông tin đối với đời sống là không thể phủ nhận nhưng nó cũng đem lại không ít điều xấu. Từ tính phổ biến và tiện dụng của công nghệ thông tin, không ít những thành phần xã hội xấu đã xem nó như một công cụ hữu dụng để tuyên truyền những thông tin phản động, đăng tải các trang web đồi trụy và trong chính học sinh, không ít những bạn đã bị lôi kéo hoặc do thiếu ý thức mà sử dụng công nghệ thông tin sai mục đích, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
          Nhận thức được rõ vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống, đặc biệt là trong giáo dục, ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng đã tổ chức ngày hội “Ứng dụng công nghệ thông tin” nhằm giới thiệu đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh những chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hướng học sinh đến việc sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả và cũng là dịp để các công ty chuyên về phần mềm, máy tính, các đồ điện tử giới thiệu, quảng bá đến thầy cô và học sinh toàn trường.Dưới tiết trời se se lạnh của những ngày cuối năm, lất phất vài cơn mưa, nhưng không vì thế mà ngày hội công nghệ thông tin của trường kém đi niềm vui. Từ sáng sớm, trong sân trường đã rộn rã đầy tiếng cười nói của các vị quan khách, thầy cô và học sinh. Trong khuôn khổ của ngày hội đã diễn ra rất nhiều hoạt động như giới thiệu kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên và học sinh, tổ chức trưng bày các gian hàng ứng dụng công nghệ thông tin của các tổ chuyên môn nhà trường, liên đội và ban đại diện cha mẹ học sinh, thi vẽ trên máy tính, thi làm phóng sự, thi soạn giáo án trên máy tính,…

                                
      
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ đại diện cho thấy cô báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
                         
Gian hàng của Liên đội
      
Các cô giáo tham gia thi soạn giáo án  trên máy tính

         Ngoài các hoạt động trong nhà thì ngày hội cũng tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài trời, và với học như chúng em thì các hoạt động ngoài trời có vẻ như rất là thu hút vì ở đây tập trung số lượng khá đông học sinh của trường, em cũng vậy. Điểm nhấn chính của các hoạt động ngoài trời chính là các gian hàng giới thiệu sản phẩm của các công ti chuyên về công nghệ thông tin. Đến với ngày hội công nghệ thông tin của trường, các công ti đều bán hàng chất lượng và giá rẻ nên thu hút được rất nhiều học sinh và phụ huynh. Các bạn đã đến thăm, mua hàng và tham gia các hoạt động, trò chơi do công ti tổ chức.
          Bên cạnh những hoạt động của việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhà trường còn tổ chức chợ quê và thi múa hát tập thể trong chuỗi các hoạt động ngoài trời cũng thu hút không ít các bạn học sinh đến tham gia và để lại rất nhiều dấu ấn trong lòng người xem.


Hình ảnh múa hát tập thể và khu chợ quê
          Đối với một học sinh lần đầu tiên được tham dự một ngày hội công nghệ thông tin nên em thực sự rất vui và tất cả các hoạt động đều đem lại cho em niềm yêu thích rất thú vị, không cái nào giống cái nài nên xin được chia sẻ tất cả các hoạt động em được cùng các bạn tham gia. Lúc viết trang phóng sự này, ngày hội chỉ mới diễn ra trong một nửa thời gian, rm hy vọng rằng trong thời gian còn lại của ngày hội sẽ có thêm nhiều hoạt động hơn nữa. Chúc ngày hội của chúng ta thành công tốt đẹp.